Máy tính văn phòng nên dùng loại nào?

Máy tính văn phòng nên dùng loại nào
Máy tính văn phòng nên dùng loại nào

Máy tính văn phòng là một thiết bị làm việc quan trọng và không thể thiếu đối với các công ty, tổ chức. Tuy nhiên với sự phát triển vũ bão của công nghệ, máy tính cho văn phòng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, đa dạng về kích thước, kiểu dáng, cấu hình và giá thành khác nhau. Vậy, máy tính văn phòng nên dùng loại nào?  Máy tính để bàn văn phòng, máy tính đồng bộ hay laptop thì phù hợp và tối ưu hơn cả? Dưới đây, DucanhPC xin chia sẻ các thông tin cần thiết để công ty, tổ chức và người dùng có thể tự lựa chọn được chiếc máy tính văn phòng đảm bảo: phù hợp  với tính chất công việc và có trải nghiệm sử dụng tối đa cùng giá thành tốt nhất

1. Máy tính văn phòng là gì?

Máy tính văn phòng là thiết bị máy tính phục vụ cho các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng các nhu cầu sử: công việc văn phòng, học tập, giải trí nhẹ nhàng. 

Máy tính văn phòng thường không yêu cầu cao về cấu hình máy do nhu cầu làm việc văn phòng và học tập thường chỉ sử dụng các phầm mềm nhẹ  như: phần mềm kế toán Fast, Bravo, phần mềm bán hàng, các ứng dụng Office…

2. Máy tính dùng cho dân văn phòng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Khi mua một chiếc máy tính đặc biệt là phục vụ cho công việc, bạn sẽ cần đưa ra rất nhiều tiêu chí lựa chọn cho nó. Tuy nhiên, DucanhPC khuyên các bạn nên bám sát nhu cầu sử dụng thực tế mà có những tiêu chí phù hợp. Sau đây là các yêu cầu cơ bản đối với bất cứ một chiếc máy tính văn phòng nào mà bạn có thể tham khảo để có những lựa chọn phù hợp: 

  • Máy chạy  bền: vì máy tính văn phòng phải sử dụng liên tục từ 8 – 12 tiếng nên một cấu hình máy chạy bền bỉ là yêu cầu quan trọng nhất
  • Máy  sử dụng rất ổn định: nếu ai đã trải qua cảnh đang dốc hết tốc lực để hoàn thành công việc kịp tiến độ nhưng chiếc máy tính thì hết treo rồi lỗi thì chắc chắn sẽ sẵn lòng chi bất cứ giá tiền nào để có một chiếc máy tính ổn định. Bạn hãy nhớ máy tính là thiết bị quan trọng nhất giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc . Vì vậy, hãy lựa chọn chiếc máy có tính ổn định cao nhất mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời nhất cho mỗi giây làm việc. 
  • An toàn dữ liệu: Với các công ty, tổ chức thì dữ liệu được coi là tài sản quan trọng nhất. Việc mất dữ liệu, hỏng dữ liệu được coi là sự thất thoát không thể chấp nhận đối với công ty. 
  • Đặc thù công việc, ngành nghề: Trước khi lựa chọn máy tính văn phòng nào, bạn cần xác định rõ yêu cầu sử dụng của người dùng là gì, chiếc máy tính cần các tiêu chí nào để đáp ứng tốt các đặc thù công việc và ngành nghề của người sử dụng. Sau đây là các checklist bạn có thể tham khảo làm tiêu chí chọn mua máy để đáp ứng được yêu cầu của công việc và ngành nghề: 

Thiết kế máy: Công việc có yêu cầu một chiếc máy tính được thiết kế đơn giản hay phức tạp, dạng mini hay nhỏ gọn hay không yêu cầu gì về kích thước của máy

Tính linh động: Bạn có cần dùng đến một chiếc máy cần được di chuyển theo mình đến mọi nơi hay công việc của bạn thường tại văn phòng và không cần di chuyển nhiều

Hiệu năng máy:  Công việc của bạn ưu tiên nhiều hơn cho cấu hình máy không? Bạn có cần thiết sử dụng những chiếc máy có hiệu năng xử lý cao, và mượt. 

Trải nghiệm sử dụng: Bạn cần chiếc máy tính nhanh mượt, ít lỗi vặt để bạn tối đa  trải nghiệm sử dụng máy. 

– Khả năng nâng cấp sửa chữa trong tương lai

– Chi phí mua máy

3. Các loại máy tính dùng cho văn phòng hiện nay 

Trước khi có thể trả lời cho câu hỏi: Máy tính văn phòng nên dùng loại nào? thì chúng ta cần tìm hiểu các loại máy tính có thể tối ưu cho nhu cầu sử dụng văn phòng hiện nay. Xét theo các tiêu chí lựa chọn máy tính văn phòng đã nêu ở mục 2, hiện nay có 3 dòng máy tính văn phòng phổ biến nhất và tối ưu nhất

  • Máy tính văn phòng lắp ráp
  • Máy tính đồng bộ văn phòng
  • Laptop

Ngoài 3 dòng máy tính phổ biến này, các bạn có thể cân nhắc các dòng máy tính khác cũng đáp ứng tốt yêu cầu của một chiếc máy tính văn phòng như: Máy tính All in one, máy tính siêu nhỏ NUC, dòng máy tính của Apple…

Mỗi dòng máy tính sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mục đích và tính năng ưu tiên cho công việc cũng như tùy vào khả năng kinh tế mà chúng ta lựa chọn dùng loại máy nào cho các công việc văn phòng.

Tại nội dung bài viết này, Ducanhpc sẽ chỉ so sánh máy tính văn phòng thì nên chọn loại nào: Máy tính lắp ráp, Máy tính đồng bộ, hay Laptop. Và ưu điểm cũng như nhược điểm của 3 lựa chọn trên.

Máy tính văn phòng nên dùng máy tính lắp ráp hay máy tính đồng bộ

Máy tính văn phòng nên dùng máy tính lắp ráp hay máy tính đồng bộ
Máy tính văn phòng nên chọn máy tính lắp ráp hay máy tính đồng bộ

Máy tính văn phòng lắp ráp

 Máy tính văn phòng lắp ráp hay PC văn phòng là dòng máy tính để bàn mà các linh kiện cấu hình nên nó như: Main, CPU, Ram, Ổ cứng, Nguồn, Vỏ được trang bị từ nhiều hãng khác nhau. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ lắp ráp các linh kiện lại sao đáp ứng được yêu cầu tương thích của máy để tạo thành một bộ máy tính văn phòng hoàn chỉnh.

Với định nghĩa trên thì bạn có thể lựa chọn một cấu hình máy tính văn phòng có CPU Intel thế hệ bất kỳ, sau đó lựa chọn Mainboard của một trong các hãng như MSI, Giga, Asrock… sao cho tương thích với CPU. Ram có thể lựa chọn dung lượng tùy ý (2G, 4G, 8G..)  hoặc hãng sản xuất tùy ý (Kingston, Gskill, Adata..) miễn sao thế hệ Ram tương thích với Main. Và ổ cứng bạn cũng có thể lựa chọn SSD hay HDD, dung lượng 120G hay 500G, hay 1T cũng tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Tương tự, nguồn và vỏ bạn cũng thể tùy chọn theo ý thích hoặc nhu cầu của mình. Hiểu đơn giản, máy tính văn phòng lắp ráp bạn có thể tùy chỉnh linh kiện, thiết kế cấu hình theo ý bạn

Tham khảo: Bảng giá máy tính văn phòng

Ưu điểmNhược điểm
Có thể tùy ý lựa chọn những linh kiện theo sở thíchPhải có kiến thức chuyên sâu về máy tính và tính tương thích
của các linh kiện để lên cấu hình phù hợp
Dễ dàng sửa chữa, thay thế, nâng cấpKhả năng xảy ra xung đột phần cứng nếu như không được
người có chuyên môn hỗ trợ lắp ráp. 
Giá thành thường rẻ hơn so với máy tình đồng bộ cùng cấu hìnhLựa chọn linh kiện từ đa hãng sản xuất nên khó tránh khỏi trường hợp mua
phải linh kiện kém chất lượng do thiếu kiến thức về máy tính
hoặc không biết cách kiểm tra linh kiện
Ưu điểm và nhược điểm của máy tính văn phòng lắp ráp

Máy tính đồng bộ 

Máy tính đồng bộ là dòng máy tính được lắp ráp sẵn trong đó tất cả các linh kiện cấu hình nên chiếc máy tính như CPU, Main, Ram, ổ cứng… đều do một thương hiệu sản xuất và lắp ráp đồng bộ với nhau thành một thể thống nhất. Máy tính đồng bộ sẽ được coi là một mã sản phẩm và đi kèm các thông số kỹ thuật được đưa ra bởi nhà sản xuất.Các hãng sản xuất máy tính đồng bộ phổ biến hiện nay có: Dell, HP, Lenovo… Tuy nhiên, máy tính đồng bộ Dell vẫn là thương hiệu phần lớn thị trường.

Ưu điểmNhược điểm
Hoạt động ổn định: do các linh kiện được nhà sản xuất
tính toán kỹ lưỡng để tối ưu hiệu suất và có tính tương thích 
Giá thành cao
Thiết kế nhỏ gọn, cứng cáp tiết kiệm diện tích và
không gian cho Công ty Tản nhiệt tốt, nguồn ổn định
Cấu hình và linh kiện đã được cố định sẵn
nên không thể tùy chỉnh theo yêu cầu
Độ bền cao và hiệu suất được tối ưu nhấtKhó sửa chữa và nâng cấp do các linh kiện đã
được đồng bộ từ một hãng sản xuất duy nhất
Bảo hành tại một hãng sản xuất duy nhất
Ưu điểm và nhược điểm của máy tính đồng bộ văn phòng

Như vậy, DUCANHPC vừa giúp các bạn hiểu rõ máy tính đồng bộ là gì, máy tính lắp ráp là gì và ưu – nhược điểm của từng dòng. Dựa trên nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cùng các ưu điểm – nhược điểm phân tích phía trên, mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn phù hợp

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm triển khai hệ thống máy tính văn phòng thực tế tại Ducanhpc, trước kia các công ty doanh nghiệp thường ưu tiên sử dụng dòng máy tính đồng bộ vì ổn định, bền bỉ và thiết kế nhỏ gọn và yên tâm hơn do dòng máy tính đồng bộ là các thương hiệu toàn cầu sản xuất như Dell, HP. Nhưng ngày nay, nhiều công ty doanh nghiệp đã dần dịch chuyển xu hướng sử dụng sang dòng máy tính lắp ráp do tính linh động về cầu hình và yếu tố sửa chữa nâng cấp trong tương lai.

Tham khảo: Máy tính văn phòng Dell

5. Nên dùng Laptop hay máy tính bàn văn phòng?

Laptop : Theo Wikipedia định nghĩa: Laptop hay máy tính xách tay là chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn, có trọng lượng nhẹ có thể mang xách được.

Ngày nay, Laptop với nhiều ưu điểm về tính tiện lợi đang ngày càng nhận được sự ưu chuộng từ khách hàng và đang dần thay thế những chiếc máy tính để bàn. Tuy nhiên, Laptop và PC – mỗi thiết bị đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nên tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có sự lựa chọn cho riêng mình.

Tại DucanhPC, nhiều khách hàng thừa nhận rằng: Họ không thể làm việc hiệu quả nếu như thiếu một chiếc máy tính bàn.  Và để cho bạn có thêm các căn cứ để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho câu hỏi “Máy tính văn phòng nên dùng loại nào?” sử dụng Laptop hay máy tính bàn văn , sau đây DucanhPC xin đưa ra các phân tích về ưu điểm và nhược điểm của Laptop và PC: 

Máy tính văn phòng nên dùng laptop hay máy tính bàn
Máy tính văn phòng nên dùng laptop hay máy tính bàn
  • Tính di động

Laptop có kích thước nhỏ, gọn và trọng lượng nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển trong khi máy tính bàn cồng kềnh và lớn khó khăn trong việc di chuyển.

Pin: Laptop được trang bị Pin rời song song cùng với cáp nguồn để sử dụng nguồn điện trực tiếp trong khi máy tính bàn chỉ có thể sử dụng nguồn định cố định. Vì vậy nếu xảy ra trường hợp mất điện đột ngột,các dữ liệu trên máy bàn có thể bị ảnh hưởng. 

Vì vậy, nếu đặc thù công việc của bạn phải di chuyển nhiều, bạn ưu tiên một chiếc máy tính tiện dụng có thể làm việc ở bất cứ đâu thì hay nên lựa chọn một chiếc laptop. 

  • Hiệu năng sử dụng

Máy tính bàn: với các linh kiện được trang bị đầy đủ, fullsize nên có hiệu suất xử lý cao hơn. Trải nghiệm sử dụng ổn định hơn, mạnh mẽ hơn và mượt mà hơn. 

Laptop do bị giới hạn về phần cứng để đáp ứng tiêu chí nhỏ gọn nên hiệu suất sẽ kém hơn. Người dùng laptop dù các laptop đời cao, cấu hình mạnh cũng sẽ khó tránh khỏi các tình trạng như: máy đơ lag, tác vụ bị vấp lỗi…

  • Giá thành

Ngân sách hay chi phí mua máy là một tiêu chí vô cùng quan trọng để quyết định lựa chọn máy tính văn phòng nào. Với cùng một giá tiền, cấu hình của máy tính bàn luôn luôn cao hơn so với Laptop nhiều lần.

  • Khả năng nâng cấp, sửa chữa 

Nâng cấp: Nhu cầu nâng cấp sau một khoảng thời gian sử dụng là yêu cầu tất yếu của bất cứ người dùng nào. Nâng cấp thêm Ram để chạy được nhiều phần mềm tác vụ hơn để máy chạy mượt hơn, nâng cấp ổ cứng để lưu trữ được nhiều hơn, thậm chí nhiều người dùng muốn nâng cấp cả các phần cứng cố định khác như Main, CPU để đáp ứng tốt hơn trong công việc.

Với máy tính bàn, khả năng nâng cấp là vô hạn và rất dễ dàng. Nhưng Laptop lại khác. Với Laptop, bạn gần như không thể nâng cấp được gì ngoài trang bị thêm ram (nếu main vẫn còn khe cắm ram) hoặc thay thế ổ cứng mới. 

Vì vậy, nếu nhu cầu công việc của bạn thay đổi thường xuyên và cần một chiếc máy tính có thể nâng cấp dễ dàng thì hãy dành một phiếu ưu tiên cho những chiếc PC văn phòng nhé. 

Sửa chữa: Máy móc, thiết bị điện tử nói chung và máy tính nói riêng, xác xuất lỗi phần cứng hay hỏng hóc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy đừng bỏ qua khả năng sửa chữa, thay thế linh kiện vào trong các tiêu chí lựa chọn máy tính văn phòng của bạn.

Về cơ bản, máy tính bàn hay pc văn phòng sửa chữa, thay thế linh kiện rất dễ dàng, bạn chỉ cần gửi chiếc máy của bạn tới trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng máy tính uy tin là xong.  Nhưng với laptop, việc sửa chữa, thay thế linh kiện khó khăn hơn rất nhiều. Do laptop các linh kiện được thiết kế kết nối chặt chẽ với nhau, dù là sửa chữa hay thay thế bạn đều cần phải tác động vào các mạch, tụ…Và những chiếc laptop nếu đã qua sửa chữa hoặc thay thế linh kiện cũng thường có tuổi đời không lâu. 

  • Các yếu tố cân nhắc khác: 

Kích thước màn hình: Với máy tính bàn, bạn có thể tùy chọn kích thước màn hình theo ý bạn và thường kích thước tối thiểu hiện tại cũng là 20 inch. Trong khi, laptop thường có kích thước màn hình từ 10 – 17 inch. Vì vậy, để tối ưu trải nghiệm sử dụng thì máy tính bàn sẽ là lựa chọn ưu tiên cho bạn. 

Kích thước bàn phím: Máy tính bàn sử dụng bàn phím riêng biệt và có bàn phím số riêng, các phím cũng được tách biệt rõ rang. Trong khi, laptop bàn phím bé, thường không trang bị thêm bàn phím số riêng. Các phím liền nhau nên thường đánh rít, mang tới một số trải nghiệm không vui nếu cứ phải gõ đi gõ lại văn bản. 

Yếu tố sức khỏe

Với máy tính bàn, màn hình sẽ được đặt ngang tầm mắt, người dùng sẽ phải ngồi thằng lung, khưởu tay giữ góc vuông 90 độ. Vì vậy, nếu bạn sử dụng máy tính bàn để làm việc trong thời gian dài cũng không bị đau nhức. 

Với laptop, do màn hình bé và thấp hơn so với tầm mắt nên người dùng thường phải cúi đầu. Nên nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến cột sống và bị căng cơ cổ. 

Kết luận

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi Máy tính văn phòng nên dùng loại nào thì phải dựa vào đặc thù công việc của từng người để có được lựa chọn tốt nhất. Laptop thì tiện lợi, linh động, máy tính lắp ráp cấu hình cao, có thể nâng cấp sửa chữa trong tương lai, máy tính đồng bộ ổn định độ bền cao. Nếu như, đọc xong bài viết phân tích này mà bạn vẫn chưa ra được quyết định nên mua PC văn phòng nào thì hãy gọi ngay cho DucanhPC theo hotline 0353 188 199 để chúng tôi tư vấn giúp bạn. 

Viết một bình luận

Hỗ trợ nhanh
Gọi ngay
x
Mua hàng hãy gọi: 0353188199
Gọi ngay
Chat
Nhắn tin zalo
Top
0353188199

Giỏ hàng