MÁY TÍNH DÀNH CHO SINH VIÊN

MÁY TÍNH BÀN CẤU HÌNH KHỎE – GIÁ LẠI RẺ CHO SINH VIÊN

Việc tìm kiếm một chiếc máy tính văn phòng phù hợp nhất cho sinh viên đại học theo từng chuyên ngành riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng và khó khăn.

Nắm bắt được nhu cầu này, DUCANHPC xin chia sẻ với các bạn: Các bí quyết chọn mua máy tính dành cho sinh viên vô cùng hữu ích cùng +15 cấu hình máy tính bàn cho sinh viên có hiệu năng cao, chạy mượt mà, ổn định nhất đang bán tại DUCANHPC.

Máy tính bàn vừa khỏe vừa rẻ cho sinh viên tại DUCANHPC

Khám phá cấu hình

Máy tính bàn cho sinh viên tại DucanhPC đều được ráp từ các linh kiện chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, máy chạy ổn định, mượt mà, có tuổi thọ từ 5 – 8 năm nên sau này ra trường, đi làm bạn cũng không cần mua máy mới để sử dụng.

Máy tính bàn cho sinh viên tại DucanhPC đều có tính “không lỗi thời” do chúng tôi sử dụng các linh kiện thế hệ cao hoặc thế hệ mới nhất. Vì vậy, máy có hiệu năng cao và khả năng nâng cấp vô hạn sau này.

Giá “rất sinh viên” 

Tại DucanhPC, chúng tôi có cấu hình máy phù hợp cho tất cả các bạn sinh viên với mọi mức giá khác nhau. Chỉ chưa đến 3 triệu đồng là bạn đã có một chiếc máy tính cho sinh viên đáp ứng được tất cả các yêu cầu học tập.

DucanhPC có máy tính văn phòng cũ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm chi phí. DucanhPC cũng sẵn nhiều cấu hình máy mới – sử dụng linh kiện mới 100% có mức giá rẻ hơn 20 – 25% so với các siêu thị máy tính (như HNC, APC, Phong vũ…), để các bạn sinh viên tối đa cấu hình.

Tư vấn tận tâm

DucanhPC bán “đúng sản phẩm” khách cần và “đúng giá trị sản phẩm”. Nhiều cửa hàng lợi dụng khách hàng có kiến thức máy tính hạn chế, đã đẩy khách hàng mua sản phẩm cấu hình quá cao không cần thiết hay bán cho khách mức giá trên trời.

DucanhPC bán “giải pháp” cho khách hàng chứ không bán sản phẩm. Chúng tôi luôn mang tới cho các khách hàng của chúng tôi “ Giải pháp tối ưu nhất chi phí tối thiểu nhất”. Nhu cầu khách đến đâu tư vấn cấu hình đáp ứng đến đó. 

Bảo hành uy tín

Mọi sản phẩm bán ra tại DucanhPC đều được bảo hành. Chế độ bảo hành dài: 12 tháng cho máy tính cũ và 36 tháng cho máy mới là lời cam kết cho chất lượng máy của chúng tôi. Nếu xảy ra lỗi với máy, chúng tôi đổi mới tức thời, không trây ỳ, hứa hẹn. 

Hỗ trợ tận tình

Rất nhiều dịch vụ hỗ trợ tận tình khách sẽ dành cho bạn nếu bạn trở thành khách hàng tại DucanhPC: Miễn phí giao hàng – lắp đặt – cài đặt, hỗ trợ các lỗi phần cứng, phần mềm trong suốt thời gian sử dụng, 

LỌC

Hiển thị 1–12 của 23 kết quả

1. Sinh viên đại học nên mua laptop hay máy tính để bàn

Trước khi đến với những bí kíp hữu ích để lựa chọn máy tính cho sinh viên phù hợp, DucanhPC sẽ giải quyết một vấn đề đau đầu đầu tiên của các bạn sinh viên và phụ huynh khi quyết định mua máy. Đó chính là: sinh viên nên mua laptop hay máy tính để bàn? 

Sinh viên nên mua Laptop hay máy tính để bàn
Sinh viên nên mua Laptop hay máy tính để bàn

DucanhPC cho rằng câu hỏi này không khó để trả lời. Ưu điểm nổi trổi duy nhất của Laptop so với máy tính để bàn là: khả năng cơ động. Bạn có thể mang chiếc Laptop di chuyển theo bạn đến chỗ này, chỗ kia để học tập và làm việc. Nhưng đánh đổi lại, Laptop lại có rất nhiều hạn chế về cấu hình máy, giá thành, các tiện ích sử dụng khác như kích thước màn hình, bàn phím…

Để đơn giản hóa sự lựa chọn cho các bạn sinh viên, DUCANHPC xin gửi tới các bạn các checklist nhu cầu sử dụng dưới đây. Sau khi bạn đã có câu trả lời chính xác cho các tiêu chí này, chúng tôi tin bạn sẽ biết: laptop – máy tính bàn lựa chọn nào là phù hợp nhất cho bạn: 

  • Tính cơ động: Bạn có cần thiết sử dụng máy tính tại nhiều nơi khác nhau để học tập và làm việc không? Nếu có, thời lượng sử dụng khi di chuyển chiếm bao nhiêu % tổng thời lượng sử dụng máy của bạn? Bạn có sẵn lòng đánh đổi tất cả các tiêu chí khác như cấu hình, giá thành, tiện ích …khác để có tính di động của Laptop không?
  • Hiệu năng máy: Rõ ràng với cùng một mức giá thành, Laptop sẽ có hiệu năng thua xa so với máy tính để bàn. Và dù so trên cùng một cấu hình máy tương đương, trải nghiệm sử dụng của laptop cũng thua xa Deskop. 
  • Kích thước màn hình: Với máy tính bàn, bạn có thể tùy chọn kích thước màn hình từ 20 – 27 inch mang lại sự tiện lợi cao trong học tập, giải trí. Nhưng với Laptop, kích thước màn hình chỉ từ 10 – 17 inch. 
  • Khả năng chơi game, giải trí, chạy tác vụ nặng: Máy tính bàn sử dụng linh kiện lắp rời nên hiệu suất cao, card đồ họa rời cho phép khả năng rộng mở về nhu cầu gaming, giải trí, hay chạy các chương trình nặng. Trong khi, Laptop do bị giới hạn về phần cứng nên khả năng rất hạn chế. 
  • Kích thước bàn phím: Việc sử dụng bàn phím và chuột của Laptop sẽ rất bất tiện và hạn chế hơn nhiều so với của Deskop.
  • Khả năng nâng cấp, sửa chữa : Với máy tính bàn, bạn có thể thoái mái nâng cấp sửa chữa nếu cần. Nhưng với Laptop bạn chỉ có thể nâng cấp được ổ cứng và Ram. Và khả năng nâp cấp 2 linh kiện này cũng rất hạn chế. 

Sau khi hoàn thành các checklist này, DucanhPC tin rằng các bạn sẽ phác thảo được: nhu cầu của mình là gì, laptop hay máy tính bàn là tốt nhất cho nhu cầu của mình với mức ngân sách đang có. 

Nếu bạn tham gia đoàn đội thường xuyên di chuyển hoặc ngành bạn học thường xuyên phải làm việc nhóm hãy mua laptop để thuận tiện hơn.

Còn nếu bạn là tân sinh viên hoặc chưa phải sinh viên năm cuối hãy mua máy tính bàn để dùng ổn định mượt mà hơn khi bước sang năm cuối nếu yêu cầu học tập cần di chuyển nhiều thì có thể đổi sang laptop nếu cần.

Nếu bạn là sinh viên ở trọ, hãy mua máy tính để bàn để tránh các nguy cơ mất trộm. Bởi sinh viên mất laptop thì thường xuyên xảy ra còn sinh viên mất máy tính bàn thì rất hiếm gặp.

Trường hợp cuối, nếu bạn là sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, đồ họa…bạn cần một chiếc máy có cấu hình cao để học tập thực hành, máy tính để bàn sẽ là lựa chọn số một cho bạn. 

2. Bí kíp lựa chọn máy tính để bàn phù hợp cho sinh viên

Máy tính để bàn dành cho sinh viên phải đáp ứng được tiêu chí sau: cấu hình máy đáp ứng được yêu cầu sử dụng máy với mức chi phí hợp lý nhất tránh lãng phí.

Bí Quyết Chọn Mua Máy Tính Để Bàn Cho Sinh Viên
Bí Quyết Chọn Mua Máy Tính Để Bàn Cho Sinh Viên

Có 3 bí kíp quan trọng khi lựa chọn máy tính để bàn cho sinh viên đại học là: Hiểu rõ mục đích và nhu cầu sử dụng; Xây dựng cấu hình máy phù hợp và Tìm kiếm địa chỉ bán máy uy tín, chất lượng. 

Lập danh sách nhu cầu sử dụng của bạn

Sinh viên mỗi ngành học khác nhau sẽ có yêu cầu sử dụng khác nhau, mỗi sinh viên hoàn cảnh sống khác nhau lại có nhưng tiêu chí cá nhân hóa khác nhau. Vì vậy, để tìm được một chiếc máy phù hợp với mình, mỗi sinh viên đại học cần tự trả lời những câu hỏi sau để hiểu rõ bản thân cần một chiếc máy tính để bàn như nào và thu hẹp sự lựa chọn: 

  • Cách sử dụng máy dành cho ngành bạn đang học: Việc học của bạn yêu cầu, sử dụng những phần mềm, chương trình, ứng dụng nào, cầu hình đề xuất để cài đặt các chương trình này?
  • Trong tương lai gần, bạn có muốn học tập, theo đuổi thêm ngành nghề hay lĩnh vực nào khác? Nếu có, các ngành nghề có những yêu cầu gì về phần cứng của máy không?
  • Tính năng quan trọng: Đối với bạn và ngành học của bạn, tính năng nào của máy tính là quan trọng nhất: tính cơ động, hiệu năng máy, đồ họa, dung lượng lưu trữ, kích thước màn hình, kích thước bàn phím…
  • Bạn có cần một chiếc máy có khả năng chơi game không? hoặc thiết kế đồ họa, làm video không?
  • Mức ngân sách tối đa bạn có thể đầu tư cho chiếc máy tính bàn là bao nhiêu?

Lựa chọn cấu hình máy tính để bàn phù hợp 

Tối ưu hiệu năng máy

CPU là linh kiện quyết định hiệu năng của máy. Yêu cầu sử dụng máy tính với ngành bạn học và cách sử dụng máy tính của bạn sẽ quyết định mức hiệu năng mà bạn cần.

Nếu bạn chỉ cần học tập bằng các phần mềm nhẹ như: Excel, Power Point, Zoom..thì chỉ cần sử dụng các cấu hình máy tính văn phòng giá rẻ với CPU tầm thấp hoặc tầm trung.

Nhưng nếu bạn dùng các ứng dụng nặng như: Photoshop, AI, AE, phần mềm kế toán… thì bạn phải trang bị một CPU có công suất lớn: CPU tầm trung thế hệ mới, hoặc CPU tầm cao. 

Dung lượng Ram

Khi mua máy tính để bàn cho sinh viên, bạn cần lưu ý lựa chọn dung lượng Ram phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ram dung lượng càng cao, bus cao thì dữ liệu được truyền tải nhanh chóng, máy tính sẽ chạy nhanh và mượt.

Với nhu cầu cơ bản có thể sử dụng Ram 4 Gb, với nhu cầu sử dụng nhiều phần mềm, ứng dụng cùng lúc hoặc chơi game, làm đồ họa thì cần sử dụng ram 8Gb hoặc 16 Gb. 

Card đồ họa 

Các CPU có thế hệ thứ 8 trở xuống đều được trang bị chipset tích hợp sẵn card đồ họa onboard có thể xuất hình ở chế độ FullHD (1080p) . Điều này có nghĩa máy sẽ không cần sử dụng card đồ họa cho những nhu cầu sử dụng cơ bản như: Word, Excel, Power Point.

Nhưng nếu bạn chơi game nặng (LoL, Pubg, Csgo…) hoặc làm các công việc liên quan đến đồ họa như AI, AE, Pr… thì phải sử dụng thêm Card đồ họa rời.

Chi phí cho một chiếc Card đồ họa rời khá tốn kém nên các bạn sinh viên nên cân đối thật kỹ nhu cầu: học tập – gaming – giá thành để có lựa chọn phù hợp nhất.

Dung lượng lưu trữ

Là thiết bị để lưu trữ tất cả các dữ liệu lâu dài của bạn như: Win, phần mềm, ứng dụng, hình ảnh, video, tài liệu học tập…Đó là những dữ liệu quan trọng, nếu để mất hay hỏng có thể bạn sẽ gặp nhiều phiền phức đi kèm.

Hiện nay thị trường có 3 loại ổ lưu trữ chính: SSD (tốc độ nhanh, dung lượng ít nhưng giá thành cao), HDD (tốc độ chậm hơn, dung lượng lớn, giá thành rẻ) và SSHD – dạng ổ kết hợp công nghệ của SSD và HDD (tốc độ nhanh hơn HDD, dung lượng lớn, giá cao hơn HDD nhưng rẻ hơn SSD). 

Việc sử dụng loại ổ nào, dung lượng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn và mức ngân sách mà bạn đầu tư. Tuy nhiên, để trải nghiệm sử dụng tốt nhất , máy tính để bàn cho sinh viên nên đầu tư ít nhất 01 ổ SSD để cài win, bản cài phần mềm, ứng dụng… để máy chạy nhanh và mượt hơn.

Kích thước màn hình

Sử dụng máy tính để bàn, sinh viên có thể tùy chọn kích thước màn hình theo yêu cầu của mình: 18 inch – 32 inch. Và cũng thoải mái tùy chọn độ phân giải hay tần số quét phù hợp, điều này đặc biệt quan trọng với các sinh viên có thêm yêu cầu chơi game hoặc sinh viên ngành đồ họa.

Nếu chỉ sử dụng nhu cầu học tập, giải trí cơ bản, sinh viên đại học nên sử dụng màn hình 22 inch hoặc 24 inch là vừa phải:  hình ảnh dễ dàng, dễ bao quát.

Với các bạn sinh viên ngành đồ họa thì sẽ cần ưu tiên màn cho chất lượng ảnh chính xác, các dòng màn Dell (đặc biệt dòng U và P) là sự lựa chọn số 1.

Với các bạn sinh viên có nhu cầu chơi game thì việc lựa chọn màn hình sẽ tùy thuộc mức độ chơi chuyên nghiệp và mức tài chính của mình.

Bàn phím

Bàn phím cũng có nhiều loại để lựa chọn: có dây hay không dây, phím văn phòng hay phím cơ , hay giả cơ; bàn phím nhỏ gọn hay bàn phím Fullsize kèm theo bàn phím số phụ…

Với các ngành học sử dụng máy tính nhiều vào việc nhập văn bản số liệu, hay làm file thuyết trình, luận văn…bàn phím có dây, fullsize có bàn phím phụ là sự lựa chọn số 1.

Còn với các sinh viên chơi game thì có thể lựa chọn bàn phím cơ hoặc giả cơ. 

Lựa chọn địa chỉ bán máy tính cho sinh viên uy tín, chất lượng

Giữa một “rừng” máy tính, với vô vàn siêu thị máy tính, cửa hàng máy tính lớn nhỏ mọc lên, việc tìm kiếm một địa chỉ bán máy tính cho sinh viên uy tín chất lượng  sẽ rất khó khăn. Sau đây, DucanhPC xin chia sẻ các bí kíp giúp bạn đánh giá được một địa chỉ mua máy tính cho sinh viên có uy tín hay không nhé.

  •  Đánh giá chất lượng sản phẩm: Máy có được  ráp từ các linh kiện chính hãng, thương hiệu lớn uy tín không? Các linh kiện các nguồn gốc rõ ràng, có tem phân phối của hãng trên sản phẩm không? Tránh việc mua các linh kiện thương hiệu nhái giả, kém chất lượng hoặc hàng không rõ nguồn gốc. Nếu mua máy mới hãy kiểm tra ngày sản xuất, ngày bảo hành tại hãng của linh kiện xem có chính xác là linh kiện mới hay lẫn linh kiện cũ.
  •  Đánh giá bảo hành: Nếu mua máy mới hoặc máy còn bảo hành hãng thì thật tuyệt vời. Hãy kiểm tra thời gian bảo hành tại hãng của máy. Nhưng nếu bạn mua máy cũ, hãy mua tại nơi có thời gian bảo hành trách nhiệm dài. Dịch vụ bảo hành uy tín không trây ỳ, hay thoái thác trách nhiệm. Nhiều đơn vị để thời gian bảo hành rất dài, nhưng đến khi máy phát sinh lỗi thì tìm mọi cách đổ lỗi cho khách hàng và từ chối bảo hành.
  •  Đánh giá tư vấn: Một cửa hàng coi trọng uy tín, chất lượng sẽ tư vấn cho khách hàng “giải pháp” tốt nhất trong mức ngân sách. Với các tư vấn mà cửa hàng đưa ra bạn đánh giá trên 2 tiêu chí: có đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng của mình không? Cấu hình đưa ra đã là lựa chọn tốt nhất trong tầm ngân sách của bạn hay chưa? Cửa hàng có đang đưa ra cấu hình quá lỗi thời không? Hay cấu hình quá cao so với nhu cầu sử dụng không?

Quyết định cuối cùng

Tìm được một chiếc máy tính bàn phù hợp cho quãng đường sinh viên có thể hơi khó khăn nhưng có thể giúp bạn học tập tiến bộ, là bước đệm tiến tới thành công tương lai.

Hãy lập một danh sách những điều bạn cần nhất ở chiếc máy tính để bàn dành cho chuyên ngành và  cuộc sống cá nhân của bạn, các tiêu chí về phần cứng và cấu hình đáp ứng các yêu cầu trên và cuối cùng tìm một đơn vị bán máy uy tín hoặc qua ngay DUCANHPC để sắm cho mình một chiệc máy tính để bàn đồng hành với những năm tháng sinh viên. 

Xem thêm các cấu hình Máy tính để bàn cho học sinh

 3. Lựa chọn máy tính bàn cho sinh viên phù hợp theo từng ngành học

Máy tính để bàn cho sinh viên ngành kinh tế – kế toán 

Sinh viên ngành kinh tế (bao gồm các ngành: kế toán, quản trị kinh doanh, marketing) thường nhu cầu sử dụng các phần mềm đặc thù mà thường sử dụng chính các ứng dụng như: Word, Excel, Power Point, Trình duyệt Wed, Mail, Zoom… để làm bài tập, thuyết trình, học tiếng anh và tìm kiếm tài liệu.

Vì vậy, cấu hình máy tính để bàn cho sinh viên ngành kinh tế – kế toán không cần cao, chỉ cần sử dụng cấu hình tầm thấp hoặc tầm trung là phù hợp. 

Những phần cứng cần quan tâm là: 

  • CPU : Chọn CPU I3 hoặc I5 từ thế hệ thứ 4 trở lên như I3 4150, I3 6100, I5 4570, I5 6400…là phù hợp. Không cần sử dụng CPU thế hệ quá cao như thế hệ thứ 9 và 10, không dùng hết được hiệu năng
  • RAM: Sử dụng Ram 4Gb để đáp ứng yêu cầu học tập và giải trí
  • Ổ cứng: Sử dụng 01 ổ SSD 120G để cài Win và bộ cài phần mềm, ứng dụng. Sử dụng thêm ổ HDD 250G nếu cần. 

Xem thêm các cấu hìnhMáy tính cho kế toán

Máy tính để bàn cho sinh viên ngành IT, lập trình

Đối với sinh viên ngành IT và lập trình, máy tính là công cụ học tập thiết yếu như bút và vở nên cần chọn đúng. Sinh viên IT hay lập trình viên sử dụng chính trên các phần mềm nhưC#, C++, Xampp, Java, HTML,…

Với nhu cầu này, sinh viên ngành IT, lập trình khi mua máy tính để bàn cần lưu ý các tiêu chí sau: 

  • CPU: Sử dụng CPU tầm trung hoặc cao như I5 thế hệ cao như I5 6400, I5 8400, I5 9400f… hoặc I7 thế hệ trung như I7 4790K, I7 6700…CPU thế hệ càng cao càng tốt miễn trong tầm ngân sách bạn dự chi. 
  • Ram: Là phần cứng quan trọng nhất với sinh viên ngành này. Lựa chọn Ram tối thiểu 8Gb và nên sử dụng Main có nhiều chân Ram để có thể lắp thêm nếu cần
  • Ổ cứng: Sử dụng ổ cứng SSD từ 240G trở lên và có thể sử dụng thêm ổ SSHD (hoặc HDD cũng được) 1T hay 2T nếu cần 
  • Card đồ họa: Thường sinh viên ngành lập trình không cần sử dụng card đồ họa rời, tuy nhiên nếu bạn thuộc trong nhóm phát triển game, thì cần sử dụng card đồ họa. 
  • Màn hình: Khi phát triển Code bạn thường phải làm việc với rất nhiều cửa sổ, ứng dụng, phần mềm một lúc, nên sinh viên lập trình nên trang bị màn hình có kích thước to từ 24 inch – 27 inch. Hoặc nếu có điều kiện hãy sử dụng 02 màn hình. 
  • Bàn phím: Dân coder gõ phím liên tục, gõ càng nhanh tốc độ Code càng cao vì vậy sinh viên ngành IT, lập trình nên trang bị một bàn phím nổi tốt, có led càng tốt để làm việc buổi đêm dễ dàng hơn
Cấu hình máy tính để bàn cho sinh viên theo từng ngành họ
Cấu hình máy tính để bàn cho sinh viên theo từng ngành học

Máy tính để bàn cho sinh viên ngành kỹ thuật, cơ khí

Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí làm việc chủ yếu với các phân mềm như Pro Engineering, AutoCAD, Solidworks, Mastercam, Jdpaint…

Một kỹ sư cơ khí khi làm việc sẽ cần một cấu hình tương đối cao để đáp ứng công việc và kèm theo đó là mức chi phí mua máy rất đắt. Tuy nhiên, với các bạn sinh viên cơ khí yêu cầu thiết kế chưa nặng, kèm theo ngân sách mua máy hạn hẹp, nên tại thời điểm học các bạn chỉ cần trang bị một cấu hình vừa đủ để chạy được các phần mềm nêu trên. 

Để máy tính chạy tốt các phần mềm trên, bạn sẽ cần một cấu hình tầm trung hoặc tầm cao càng tốt. Các lưu ý về phần cứng cho chiếc máy tính dùng cho sinh viên ngành kỹ thuật, cơ khí như sau: 

  • CPU: Sử dụng CPU I5 hoặc I7 thế hệ cao như  I5 6400, I5 8400, I5 9400f… hay I7 4790K, I7 6700…CPU thế hệ càng cao càng tốt miễn trong tầm ngân sách bạn dự chi. 
  • Ram: sử dụng Ram dung lượng tối thiểu 8Gb – 16gb (có thể hơn nếu còn ngân sách)
  • Ổ cứng: Sử dụng ổ cứng SSD từ 120gb – 240G trở lên và có thể sử dụng thêm ổ SSHD (hoặc HDD cũng được) 1T hay 2T nếu cần 
  • Card đồ họa: Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí không cần thiết sử dụng các dòng Card đồ họa quá cao. Sử dụng các card tầm thấp 2G hoặc 4G cũng đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng của sinh viên ngành này
  • Màn hình : Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí nên có sự đầu tư nghiêm túc vào chiếc màn hình. Do yêu cầu phải thiết kế bản thảo, bản vẽ trong quá trình học nên sinh viên ngành này cần những chiếc màn hình có hình ảnh, màu sắc hiển thị chân thực, chính xác.
  • DucanhPC khuyên nên sử dụng màn có kích thước từ 24 inch – 27 inch, độ phân giải tối thiểu FullHD và màn nên sử dụng tấm nền IPS để chống mỏi mắt. 
  •  Dân coder gõ phím liên tục, gõ càng nhanh tốc độ Code càng cao vì vậy sinh viên ngành IT, lập trình nên trang bị một bàn phím nổi tốt, có led càng tốt để làm việc buổi đêm dễ dàng hơn

Máy tính để bàn cho sinh viên ngành đồ họa

Sinh viên ngành đồ họa yêu cầu một cấu hình máy tính tầm trung để đáp ứng yêu cầu của các phần mềm thiết kế nặng như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, 3Ds Max, CorelDraw,…

Ngoài yêu cầu về mặt cấu hình máy, dân đồ họa cũng cần một chiếc màn hình chất lượng, hình ảnh sắc nét, màu sắc đúng chuẩn. Sinh viên trong lĩnh vực đồ họa nếu có điều kiện hãy trang bị một chiếc màn Dell (dòng U hoặc P) với chế độ phân giải từ FullHD trở lên. 

Sinh viên học đồ họa trước khi lựa chọn máy tính cần nghiên cứu thật kỹ ngành nghề học và định hướng công việc tương lai. Vì chuyên ngành đồ họa khá rộng, có nhiều mức độ chuyên sâu như: thiết kế 2D, 3D, edit video, làm phim dựng phim…

Cấu hình máy tính để bàn cho sinh viên ngành đồ họa
Cấu hình máy tính để bàn cho sinh viên ngành đồ họa

Với mỗi mức độ học, sẽ yêu cầu một cấu hình máy cao thấp khác nhau và khoảng giá chênh lệch giữa các cấu hình này là rất lớn. Vì vậy để tránh việc mua máy xong nhưng không đáp ứng yêu cầu về phần cứng để cài đặt phần mềm học hay mua máy cấu hình cao trong khi mức độ học tập lại nhẹ gây lãng phí, sinh viên ngành đồ họa nên tìm hiều thật kỹ chuyên ngành của mình trước khi quyết định mua máy.

Sau đây, DucanhPC xin gợi ý các tiêu chí phần cứng cơ bản cho các mức độ học đồ họa khác nhau của sinh viên ngành này: 

Thiết kế đồ họa cơ bản

Mục tiêu: Học tập và xử lý đồ họa ở mức cơ bản như: chỉnh sửa ảnh bằng Photoshop, tạo các ấn phẩn thiết kế logo, catalog, card visit, thiệp… bằng Illustrator, 

Phần mềm sử dụng: Photoshop, illustrator, Indesign, LightRoom…

Cấu hình đề xuất: CPU I3 hoặc I5 thế hệ thứ 4 trở lên và cũng không cần CPU thế hệ quá cao. Máy nên trang bị Ram dung lượng từ 4Gb – 8 Gb và bạn nên trang bị sẵn Main có khả năng lắp thêm Ram sau này.

Về ổ cứng, bạn nên trang bị ít nhất 01 ổ SSD 120G và trang bị thêm ổ HDD 500G trở lên nếu cần.

Tại mức độ học này, sinh viên được học xử lý đồ họa cơ bản nhất bằng những phần mềm nhẹ nên việc sử dụng Card đồ họa rời chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, DucanhPC khuyên để máy chạy mượt, thiết kế nhanh hơn, các bạn sinh viên học đồ họa cơ bạn vẫn nên trang bị một Card màn hình rời tầm thấp như Gtx 730 2G, Gtx 750 hoặc Gtx 750ti hoặc Gtx 1050… nhưng không cần thiết trang bị Card quá cao tiền. 

Thiết kế đồ họa chuyên sâu

Mục tiêu: xử lý thiết kế với đồ họa chuyên sâu hơn, render ảnh hoặc video ở độ phân giải thấp hoặc trung bình. Thiết kế, render với các mô hình nhẹ, đơn giản ít chi tiết. 

Các phần mềm sử dụng: Illustrator(nâng cao), Indesign(nâng cao), Corel, AutoCad 2D, Vray, 3D Max …

Cấu hình đề xuất: Tại mức độ học này, máy tính để bàn cho sinh viên thiết kế đồ họa cần trang bị CPU mạnh: Ryzen 3, Ryze 5 các dòng CPU Xeon hoặc CPU Intel Core I3 và I5 thế hệ cao như 9100F, I3 10100f,  I5 9400f, I5 10105f…Máy cũng cần trang bị Ram từ 8Gb – 16Gb hoặc thậm chí 32Gb.

Việc sử dụng card đồ họa rời tại mức độ học này là yêu cầu bắt buộc và sinh viên ngành đồ họa cần trang bị một VGA tầm trung hoặc tầm cao như 1050ti, 1060 hay 1650, 1660… Máy cũng cần trang bị ổ SSD từ 240G và HDD hoặc SSHD từ 1T trở lên. 

Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

Mục tiêu: Thiết kế các ấn phẩm ảnh khó phức tạp, edit video ở chế độ cao, độ phân giải 2K, 4K; Làm phim dựng phim chuyên nghiệp…

Phần mềm sử dụng: Corel, AutoCad 3D, Sketchup 3D, Revit , Inventor … 

Cấu hình đề xuất: Nhu cầu học tại mực đồ này là xử lý các mô hình thiết kế phức tạp dạng 3D hoặc video và phải xử lý khối lượng công việc lớn. Vì vậy, sinh viên học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cần một cấu hình máy tính để bàn tầm cao sử dụng những linh kiện đời cao nhất như Ryzen 7, các dòng máy Workstation sử dụng CPU Xeon. Dung lượng Ram từ 16Gb trở lên, Card đồ họa tầm cao như: GTX 1660Ti, RTX 2060, RTX 2080… Sử dụng ổ cứng SSD từ 480Gb trở lên và sử dụng thêm SSHD từ 2T trở lên. 

Kết luận

Trên đây, DucanhPC đã gửi tới các bạn Sinh viên và các Quý phụ huynh những kiến thức và bí kíp lựa chọn máy tính dành để bàn cho sinh viên theo từng ngành học.

DucanhPC hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các em sinh viên chọn mua được một chiếc PC văn phòng cho sinh viên như ý và đáp ứng được các nhu cầu học tập, giải trí trong suốt quãng đường đại học. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm hãy liên hệ tới DucanhPC ngay nhé! 

 

Hỗ trợ nhanh
Gọi ngay
x
Mua hàng hãy gọi: 0353188199
Gọi ngay
Chat
Nhắn tin zalo
Top
0353188199

Giỏ hàng