MÁY TÍNH ĐỂ BÀN CHO HỌC SINH

Máy tính để bàn cho học sinh chất lượng, uy tín tại Hà Nội

Trong thời đại công nghệ, máy tính văn phòng là thiết bị học tập, giải trí, là kho tàng kiến thức thế giới rộng mở đối với mọi lứa tuổi học sinh. Một chiếc máy tính để bàn văn phòng sẽ giúp con em bạn học online dễ dàng, tiếp cận sớm và nâng cao kỹ năng máy tính vốn được xem là kỹ năng tối quan trọng trong thời đại mới. Ngoài ra, chiếc máy tính để bàn cũng là cánh cửa giúp các em học sinh tiếp cận kho tàng kiến thức rộng lớn của thế giới, là công cụ giải trí hữu ích. Với những lợi ích tuyệt vời trên, mỗi gia đình nên sở hữu một chiếc máy tính bàn cho con em mình. 

Sau đây, DUCANHPC kính gửi các bậc cha mẹ  20 cấu hình máy tính để bàn cho học sinh phù hợp với từng cấp học: cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các kinh nghiệm chọn mua máy tính cho học sinh mà phụ huynh cần lưu ý. DUCANHPC là đơn vị uy tín chuyên cung cấp hệ thống máy tính dành cho học sinh, máy tính dùng trong trường học và hệ thống giáo dục tại Hà nội và các tỉnh. 

Lý do các bậc cha mẹ chọn mua máy tính để bàn cho học sinh tại DucanhPC 

  • Sản phẩm chất lượng: DucanhPC cam kết sử dụng linh kiện chính hãng, xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng hàng nhái, thương hiệu kém chất lượng hoặc hàng đã qua sửa chữa. Dùng thử 3 ngày, nếu không ưng ý, chúng tôi hoàn tiền, trả hàng 
  • Tư vấn có tâm: Đến với DucanhPC không chỉ là mua hàng, chúng tôi cung cấp “giải pháp tối ưu – chi phí tối thiểu ” cho các yêu cầu mua hàng của các bậc phụ huynh. Các cấu hình DucanhPC tư vấn cam kết đáp ứng mượt mà các yêu cầu sử dụng cho con em bạn tại thời điểm hiện tại và cả tương lai xa hơn 3-4 năm sau để giảm thiểu chi phí cho các bậc phu huynh. 
  • Bảo hành uy tín: Tất cả sản phẩm bán ra được bảo hành từ 12 – 36 tháng. Lỗi là đổi mới. Xử lý bảo hành siêu nhanh: 2h nếu tại Hà Nội và 24h nếu tại các tỉnh khác.  Chúng tôi không trây ỳ, thoái thác trách nhiệm. 
  • Hỗ trợ tận tình: Trở thành khách hàng tại DucanhPC, bạn sẽ được hưởng rất nhiều các hỗ trợ từ chúng tôi như: Miễn phí giao hàng – lắp đặt – cài đặt.  Các hỗ trợ liên quan đến phần cứng, phần mềm khác trong suốt quá trình sử dụng. 
LỌC

Hiển thị 1–12 của 23 kết quả

1. Máy tính cho học sinh nên mua loại nào? 

Nhiều phụ huynh sẽ phân văn nên chọn Laptop, Máy tính bảng hay Máy tính để bàn cho con em mình để học tập và giải trí. Sau đây hãy cùng Ducanhpc tìm hiểu ưu nhược điểm của mỗi thiết bị nhé: 

Học sinh nên mua máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng?
Học sinh nên mua máy tính bàn, laptop hay máy tính bảng?

Máy tính bảng

Ưu điểm: Máy tính bảng rất nhỏ gọn nên cực linh động dễ dàng cho việc di chuyển. Ngoài ra, máy tính bảng còn có những chức năng hỗ trợ khác như: nghe gọi, hoặc các ứng dụng hỗ trợ khác. 

Nhược điểm: Máy tính bảng sử dụng pin nên chỉ sử dụng máy tối đa trong khoảng thời gian 2 -3 tiếng liên tục. Ngoài ra, kích thước màn hình bé sẽ dễ gây tổn thương mắt cho học sinh. Một nhược điểm nữa là máy tính bảng không có bàn phím. Vì vậy, với trẻ em, máy tính bảng được coi không khác gì điện thoại di động, thiên hướng là thiết bị giải trí hơn là thiết bị học tập. 

Laptop

Ưu điểm: 

Laptop có thiết kế tương đối nhỏ gọn, có Pin dự phòng song song với nguồn điện chính nên có thể di chuyển máy dễ dàng và sử dụng mọi nơi. Ngoài ra,  Laptop cũng giúp tiết kiệm không gian hơn PC

Nhược điểm: 

Laptop có giá thành cao hơn PC và cấu hình, cũng như độ mượt mà, ổn định cũng thấp hơn so với Deskop

 Laptop có màn hình nhỏ dễ gây mỏi mắt, nhức mắt gây ra các bệnh về mắt cho các em học sinh. Laptop cũng thường được đặt thấp hơn tầm mắt dẫn đến việc học sinh phải cúi đầu, gò người khi sử dụng, lâu ngày sẽ khiến gây các bệnh về cột sống. 

Laptop sử dụng chuột cảm ứng và bàn phím nhỏ nên gây khó khăn cho việc nhập liệu, đặc biệt với các em học sinh kỹ năng máy tính chưa nhiều, độ tập trung thấp gây khó khăn cho việc học tập.

Chưa kể bàn phím nhỏ, thấp nên khi sử dụng máy tay sẽ phải căng ra để sử dung, tay đưa thẳng thay vì được đưa góc vuông 90 độ, những điều này cũng dấn đến mỏi tay, đau tay hoặc gây các bệnh về khớp tay. 

Máy tính để bàn

Ưu điểm: 

Deskop có giá thành rẻ hơn Laptop rất nhiều và cấu hình khỏe cũng như sử dụng ổn định, ít các lỗi vặt như đơ máy, lag máy rất phù hợp cho học sinh. 

Máy tính để bàn sử dụng các linh kiện rời nên dễ dàng trong việc sửa chữa, thay thế linh kiện, cũng như nhu cầu nâng cấp sau này. 

Với Deskop, bậc phụ huynh có thể tùy chỉnh kích thước màn hình dễ dàng, và sử dụng màn to từ 20 – 24 inch, màn có công nghệ IPS tiên tiến nên giúp giảm thiểu các vấn đề về mắt cho các em học sinh. 

Máy tính bàn sử dụng bàn phím Fullsize màn hình thường được đặt ngang tầm mắt, khi sử dụng các em học sinh buộc phải ngồi thẳng lưng, khưởu tay giữ góc vuông 90 độ nên giúp hạn chế việc mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi khớp tay. 

Nhược điểm: Nhược điểm duy nhất của máy bàn là to, cồng kềnh khiến nên không có tính di động, và cần có một không gian đặt máy to hơn

Học sinh nên mua máy tính nào?

Máy tính dùng cho học sinh nên dùng: Máy tính bảng, Laptop, hay máy tính để bàn phải dựa vào định hướng sử dụng của các bậc phụ huynh cho con em mình. Ngoài ra, tùy theo cấp độ học của từng học sinh mà có sự lựa chọn phù hợp khác nhau. 

Máy tính bảng chỉ nên được sử dụng như là thiết bị học tập trong trường hợp nhỡ nhàng, vì thiết bị này mang tính giải trí nhiều hơn, chưa kể với các em học sinh nhỏ sẽ gây mất tập trong trong học tập. Các bậc cha mẹ có con độ tuổi lớn như cấp 3 có thể trang bị thêm máy tính bảng cho các em để tra cứu, học tập thêm khi rảnh rỗi hoặc theo đuổi các chương trình Homeschooling. 

Laptop : Đối với lứa tuổi học sinh, Laptop không phải là thiết bị học tập tối ưu. Bạn chỉ cân nhắc sử dụng laptop nếu như bạn thường xuyên phải di chuyển liên tục để đáp ứng việc học cho con.

Học sinh tại cấp học trung học phổ thông hay cấp 3 có thể cân nhắc sử dụng laptop nếu như thường xuyên phải dùng máy tính học tập tại các địa điểm học khác nhau. Còn nếu việc di chuyển không quá nhiều, chiếm tỷ lệ rất nhỏ thì DucanhPC khuyên bạn không nên vì tính di động mà bỏ qua sự mượt mà, ổn định và các lợi ích về sức khỏe cho trẻ em khi sử dụng máy tính bàn. 

Deskop hay máy tính để bàn là thiết bị học tập, giải trí tối ưu hơn cả dành cho lứa tuổi học sinh. Đặc biệt là với các em học sinh nhỏ tuổi như mẫu giáo, tiểu học và trung học.

Máy tính để bàn sự lựa chọn số 1 cho học sinh
Máy tính để bàn sự lựa chọn số 1 cho học sinh

Những chiếc PC bền bỉ, mượt mà, ít hỏng hóc sẽ cho các em học sinh những giờ học tập hiệu quả và giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho cha mẹ, lại hạn chế phần lớn các nguy cơ về sức khỏe cho các em học sinh.

 Máy tính bàn cũng giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc quản lý nội dung học tập và sử dụng với máy tính của con em mình.  

2. Tư vấn cấu hình máy tính để bàn cho học sinh tiểu học  (cấp 1)

Máy tính cho học sinh tiểu học sẽ phải lựa chọn cấu hình máy phù hợp với nhu cầu sử dụng máy tính của từng lớp học. Về cơ bản, máy tính học sinh lớp 1, máy tính học sinh lớp 2, máy tính học sinh lớp 3, máy tính học sinh lớp 4, máy tính học sinh lớp 5 phục vụ mục đích sử dụng chính là học online qua các phần mềm như Zoom, Google Meet , bước đầu làm quen với máy vi tính và rèn luyện các kỹ năng máy tính cơ bản như:  đánh văn bản bằng Word , sử dụng Power Point làm bài tập thuyết trình, học các chương trình vẽ trên máy…

Như vậy ở cấp bậc tiểu học, học sinh chủ yếu học cách sử dụng máy tính: thao tác bật tắt, đăng nhập và sử dụng các ứng dụng học tập như thế nào , tư thế ngồi máy ra sao, thao tác với phím chuột… ở các cấp độ cao hơn như lớp 4 và lớp 5, các em đã có thể vận dụng máy tính để hoàn thành các bài tập tin học. 

Cấu hình máy tính để bàn cho học sinh tiểu học - cấp 1
Cấu hình máy tính để bàn cho học sinh tiểu học – cấp 1

Với yêu cầu sử dụng như trên, máy tính dành cho học sinh tiểu học yêu cầu phần cứng rất nhẹ và gần như chiếc máy tính nào cũng đáp ứng được.

Tuy nhiên, để máy sử dụng mượt mà và bền bỉ, đồng thời có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng cao hơn trong tương lại cũng như dễ dàng trong việc nâng cấp sau này, các bậc phụ huynh không nên sử dụng các cấu hình máy quá thấp, linh kiện đã quá cổ. Nhưng phụ huynh cũng gần cần chi quá nhiều tiền để mua máy hoặc mua các cấu hình máy mới vì gây lãng phí, không sử dụng hết hiệu năng máy. 

Xem thêm các cấu hình Máy tính văn phòng giá rẻ

Về mặt tiêu chí phần cứng, máy tính cho học sinh tiểu học nên sử dụng các linh kiện đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • CPU: Sử dụng CPU G như G3900, G4400, G5400…hoặc hoặc Intel Core I3 là đủ đáp ứng. Sử dụng tối thiểu CPU thế hệ thứ 4 trở lên để máy chạy mượt mà
  • Ram: Sử dụng tối thiểu Ram 2Gb hoặc sử dụng Ram 4Gb
  • Ổ cứng: Dù tác vụ nhẹ nhàng, nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên sử dụng ổ SSD 120G để cài Win và file cài đặt của các phần mềm. Sử dụng thêm ổ HDD 250G nếu cần thêm dung lượng lưu trữ. 
  • Màn hình máy tính: Với độ tuổi nhỏ này bạn nên sử dụng màn 20 inch hoặc tối đa 22 inch để học sinh dễ bao quát toàn cảnh tránh mỏi mắt. 
  • Các linh kiện khác: Main, Nguồn, Vỏ máy: sự dụng theo sự gợi ý của đơn vị bán hàng để đáp ứng tính tương thích của linh kiện. 

3. Tư vấn cấu hình máy tính để bàn cho học sinh trung học (cấp 2)

Với học sinh cấp 2, máy tính không còn là thiết bị làm quen ban đầu như cấp 1 nữa. Tại cấp học sinh trung học, chương trình tin học dành cho lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 đã yêu cầu áp dụng máy tính vào các chương trình đang học. 

Học sinh trung học sẽ phải sử dụng thành thạo các phần mềm, ứng dụng cơ bản như Word, Excel, Power Point… sau đó học đến ngôn ngữ về lập trình, ngoài ra nhiều học sinh tại cấp học này đã bắt đầu ý thức tự học, tự tìm hiểu và học những chương trình khó hơn như Coding, phần mềm đồ họa: photoshop, AE… hoặc các phần mềm edit video cơ bản….

Cấu hình máy tính để bàn cho học sinh trung học cấp 2
Cấu hình máy tính để bàn cho học sinh trung học cấp 2

Học sinh trung học nhu cầu sử dụng máy tính để thực hành và tìm kiếm kiến thức, thông tin  trên internet phục vụ nhu cầu học tập tăng cao, đặc biệt khi các em bước vào các năm cuối cấp. 

 Như vậy máy tính là thiết bị học tập quan trọng đối với học sinh trung học, một chiếc máy tính tốt cộng thêm biết cách vận dụng máy vào học tập sẽ giúp con em bạn có kết quả học tập vượt trội.

Vì vậy, tại cấp độ này, các bậc phụ huynh nên có một mức ngân sách tương đối cho chiếc máy tính để bàn. Để đáp ứng được các yêu cầu học tập nêu trên của các em học sinh cấp 2, các phụ huynh nên mua những chiếc PC văn phòng có cấu hình tầm trung.

Sau đây là đề xuất cấu hình và thông số phần cứng mà DucanhPC đưa ra để các bậc phụ huynh tham khảo: 

  • CPU: Sử dụng CPU thế hệ G đời cao như G4400, G5400 hoặc CPU Intel Core I3 để có hiệu năng đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc Intel Core I5 để có trải nghiệm mượt mà. Hãy sử dụng tối thiểu CPU thế hệ thứ 4 trở lên như I3 4150, I5 4570. Ngoài ra có thể cân nhắc các thế hệ cao hơn: I3 6100, I5 6500, hoặc cấu hình mới sử dụng I3 9100, I5 9400…
  • Ram: Sử dụng tối thiểu Ram 4Gb hoặc Ram 8Gb để đáp ứng việc sử dụng nhiều phần mềm, ứng dụng cùng lúc. 
  • Ổ cứng: Vẫn sử dụng tối thiểu ổ SSD 120G để cài Win và file cài đặt của các phần mềm. Sử dụng thêm ổ HDD 250G  hoặc HDD 500G nếu cần thêm dung lượng lưu trữ. 
  • Màn hình máy tính: Với học sinh trung học, các bậc phụ huynh có thể sử dụng màn 22 inch hoặc 24 inch sử dụng tấm nền IPS, độ phân giải FullHD, và tần số quét 60mhz – 75mhz để có hình ảnh sắc nét tránh các vấn đề cho mắt. 
  • Các linh kiện khác: Main, Nguồn, Vỏ máy: vẫn sử dụng theo sự gợi ý của đơn vị bán hàng để đáp ứng tính tương thích của linh kiện. 

Xem thêm các cấu hình Máy tính văn phòng Core I3

3.Tư vấn cấu hình máy tính để bàn cho học sinh trung học phổ thông (cấp 3)

Với học sinh tại cấp học trung học phổ thông bạn có thể cân nhắc lại việc nên mua laptop hay máy tính để bàn nếu như yêu cầu học tập cần tính di động hoặc đáp ứng nhu cầu lên cấp đại học.

Tuy nhiên, Ducanhpc lưu ý chỉ khi thực sự cần một thiết bị có thể di chuyển, học tập tại nhiều địa điểm thì các bậc cha mẹ mới nên mua laptop. Nếu không, hãy sử dụng những chiếc máy tính bàn để có trải nghiệm sử dụng ổn định, mượt mà và vẫn có thể sử dụng trong suốt quãng thời gian sinh viên sau này. 

Tham khảo thêm các cấu hình: Máy tính dành cho sinh viên

Với học sinh cấp 3, máy tính là thiết bị rất quan trọng vì cấp học này chương trình nặng lại có nhiều kỳ thi quan trọng. Một chiếc máy tính sẽ giúp ích các em rất nhiều trong việc tăng tốc học tập.

Ngoài ra, với độ tuổi này các em có thể còn có thể sử dụng máy tính cho gaming. Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng để cấm đoán tiêu cực. Hãy cho các em sử dụng máy để chơi game nhưng có sự kiểm soát về mặt thời gian sử dụng.

Với các yêu cầu như trên, máy tính cho học sinh trung học phổ thông cần các cấu hình tầm trung hoặc tầm cao chút. Nếu máy có chơi game thì cần trang bị thêm card đồ họa rời. Sau đây là một số gợi ý cơ bản của DucanhPC: 

  • CPU: Sử dụng CPU Intel Core I3 hoặc Core I5 nhưng thế hệ cao hơn như thế hệ 6, thế hệ thứ 8 trở lên: I3 6100, I5 6500 hoặc I3 8100, I5 8500… 
  • Ram: Sử dụng tối thiểu Ram 4Gb hoặc Ram 8Gb. Nếu máy có sử dụng gaming thì sử dụng Ram 8Gb
  • Ổ cứng: Vẫn sử dụng tối thiểu ổ SSD 120G để cài Win và file cài đặt của các phần mềm. Sử dụng thêm ổ HDD 500G nếu cần thêm dung lượng lưu trữ. 
  • Card màn hình (VGA): Nếu con em bạn không chơi game thì không cần sử dụng Card màn hình. Nhưng nếu chơi game thì sẽ cần thêm VGA tối thiểu là 650ti trở lên. 
  • Màn hình máy tính: Sử dụng màn 22 inch hoặc 24 inch, tấm nền IPS,độ phân giải FullHD, và tần số quét 60mhz – 75mhz . Nếu chơi game thì nên sử dụng màn hình 24 inch. 
  • Các linh kiện khác: Main, Nguồn, Vỏ máy: vẫn sử dụng theo sự gợi ý của đơn vị bán hàng để đáp ứng tính tương thích của linh kiện. 

KẾT LUẬN

Trên đây DUCANHPC đã gửi tới các Quý phụ huynh những kiến thức và kinh nghiệm chọn mua máy tính để bàn cho học sinh theo từng cấp học cụ thể. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm hãy liên hệ tới DucanhPC để chọn mua được những cấu hình PC văn phòng ưng ý đáp ứng mượt mà các nhu cầu học tập, giải trí của học sinh mọi cấp độ.

Hỗ trợ nhanh
Gọi ngay
x
Mua hàng hãy gọi: 0353188199
Gọi ngay
Chat
Nhắn tin zalo
Top
0353188199

Giỏ hàng